The argument in favor of using filler text goes something like this: If you use any real content in the Consulting Process anytime you reach.

  • img
  • img
  • img
  • img
  • img
  • img

Get In Touch

Xu hướng Social Commerce Game: Khi vừa chơi game vẫn có thể mua sắm và kết nối xã hội

image

Có hơn 1,47 tỉ “game thủ” đến từ Châu Á và khu vực Đông Nam Á vào năm 2022 (bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam), tốc độ tăng trưởng kép của game hằng năm được ước tính là 8,6% trong giai đoạn 2020 - 2025.

Với những chỉ số ấn tượng như vậy, không ngạc nhiên khi gamification không chỉ là hoạt động ngắn hạn, mà nó trở thành chiến lược để các doanh nghiệp có thể giành được lợi thế cạnh tranh quan trọng trong hành trình khẳng định vị thế trên thị trường.

Social Commerce Game là gì? 

Xu hướng Social Commerce Game là khi các yếu tố trò chơi được tích hợp vào các chiến lược marketing, giúp thương hiệu đến gần hơn với người dùng và tác động đến hành vi tiêu dùng của họ.

Khi trải nghiệm mua sắm có thêm các yếu tố trò chơi như phần thưởng và những thử thách lặp đi lặp lại, người dùng sẽ được tận hưởng cảm giác phấn khích khi dopamine được tiết ra liên tục, giúp giữ chân khách hàng và giúp họ trở thành khách hàng trung thành của thương hiệu

Vì sao Social Commerce Game trở thành xu hướng?

Khi đã quá quen với những trải nghiệm cũ, người dùng đòi hỏi những hoạt động mới hơn, vì vậy gamification được coi như một giải pháp tạo ra “ngôn ngữ chung” giữa các khách hàng, mang đến niềm vui và hứng thú khi trải nghiệm và để lại ấn tượng tích cực cho hình ảnh thương hiệu. 

Trong bối cảnh đó, có 3 yếu tố giúp một chiến lược Social Commerce Game hiệu quả:

Cách vận hành của trò chơi: Thử thách, chỉ số tiến bộ và giải thưởng

Thử thách, chỉ số tiến bộ và giải thưởng là những điều quan trọng nhất để thu hút và giữ chân người dùng. Trên thực tế, một nghiên cứu gần đây được công bố trên Frontiers in Psychology  chỉ ra rằng gamification giúp tăng ý định mua hàng nếu trò chơi đủ sức hấp dẫn và giúp “thỏa mãn” được tâm lý của người tiêu dùng. 

Theo Shn Juay, phó chủ tịch product và marketing của Storms - Công ty khởi nghiệp trò chơi có trụ sở tại Singapore, “Gamification có thể hoạt động hiệu quả trong các chiến dịch marketing là vì nó giúp tăng khả năng sáng tạo cũng như chứa các yếu tố giải trí, vui nhộn, xây dựng cộng đồng và tương tác xã hội chỉ bằng những lần chạm. 
Bên cạnh đó, hệ thống phần thưởng cũng là yếu tố thiết yếu để các doanh nghiệp có thu hút và giữ chân khách hàng”.

Lấy ví dụ điển hình nhất chính là ứng dụng MoMo với hành trình xây dựng game Lắc xì trở thành chương trình được nhiều người mong chờ nhất mỗi mùa Tết đến. Ra mắt từ năm 2019, số lượng người tham gia Lắc Xì liên tục tăng qua các năm, lần lượt là 5 triệu (2019), 8 triệu (2020) và 11 triệu người (2021) và 12 triệu người (2022). 

Lắc Xì 2022 của MoMo thu hút 12 triệu người chơi

Với nội dung được đầu tư chỉn chu, sáng tạo và phần thưởng có giá trị lớn, cùng những minigame dễ chơi, người dùng có thể tham gia, nhận quà, chia sẻ và thảo luận với nhau về trò chơi, từ đó mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp từ những hoạt động quan tâm, tương tác cũng như những chuyển đổi phần thưởng thành những chi tiêu tiêu dùng và mua sắm.

Tận dụng các video và bài đăng trên các nền tảng mạng xã hội

Gamification marketing không chỉ mang đến giải trí cho người dùng, nó là bước đệm lớn để thu hút được người dùng biết đến thương hiệu. Bên cạnh đó, thông qua những thảo luận trên mạng xã hội, những video review trải nghiệm cũng giúp cho cái nhìn của người dùng với thương hiệu trở nên toàn diện và bao quát hơn.

Điển hình như các trò chơi đơn giản trên các ứng dụng thương mại điện tử như Words, Candy và Bubble trên Shopee, bạn có thể nhận những voucher mua hàng cũng như những phần thưởng lớn có giá trị, giúp giữ người dùng lâu hơn và tăng tương tác trên ứng dụng. Những bài đăng, video review về phần thưởng nhận được từ những trò chơi này cũng kích thích người dùng trải nghiệm.

Kết nối với khách hàng

Tuy nhiên, sau thời gian dài chơi game thì những voucher giảm giá không còn đủ sức giữ chân khách hàng. Vì vậy, vào những chiến dịch giảm giá lớn như 10.10 của các sàn thương mại điện tử, họ không chỉ đưa ra các chương trình khuyến mại chớp nhoáng và mã giảm giá thông thường mà sẽ trao giải thông gia những minigame và mở hộp quà bí ẩn. Sau đó, người dùng được khuyến khích mua nhiều mặt hàng hơn để có giá tốt hơn. Đặc biệt, những phần thưởng cũng không giống nhau mà phụ thuộc vào yếu tố “may mắn” nên ít nhiều tạo ra tính cạnh tranh để thu hút người dùng thường xuyên chơi game. 

Bên cạnh đó, Gamification còn giúp thu thập dữ liệu khách hàng dễ dàng và duy trì sự tương tác với người mua, giúp cho doanh nghiệp có thể cải thiện dịch vụ và mang đến những trải nghiệm tốt hơn. 

Những hiệu quả khi doanh nghiệp sử dụng Social Commerce Game 

Theo một báo cáo khảo sát từ Snipp trên 2.000 công ty hàng đầu thế giới, các thương hiệu kết hợp “game hóa” vào chiến lược tương tác với khách hàng của họ đã thấy mức độ tương tác tăng 47%, mức độ trung thành với thương hiệu tăng 22% và nhận thức về thương hiệu tăng 15%.

Những mục tiêu được doanh nghiệp hướng tới như tăng tương tác trên mạng xã hội, tăng tần suất mua hàng, tải xuống ứng dụng nhiều hơn, đăng ký mới hoặc thúc đẩy khách hàng tiến lên các mức thưởng đều ghi nhận được những kết quả khả quan.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể theo dõi và xây dựng hành trình của khách hàng phù hợp dựa theo kỳ vọng của khách hàng ở mỗi chặng của hành trình. Sử dụng những điều này để xác định điểm tiếp xúc phù hợp và có thể đạt được thành công tối đa trong đạt được mục tiêu.

Dựa trên tìm hiểu những động lực thúc đẩy khách hàng thực hiện hành động, doanh nghiệp có thể ứng dụng các các mức, phần thưởng, hoàn tiền, phản hồi và kết nối xã hội trong gamification để khách hàng có thể “giành được” những phần thưởng tương xứng để tối đa hóa sự tương tác.

 

Tóm lại, khi các hoạt động của Gamification gắn liền với kết nối cộng đồng và mua sắm trực tuyến, người dùng sẽ có không gian để vừa có thể giải trí, vừa mua sắm và kết nối với xã hội. Đồng thời doanh nghiệp cũng tăng được độ nhận diện và kết nối với khách hàng, từ đó đưa ra những dịch vụ và trải nghiệm phù hợp hơn.  

Tại TOP Group, những chiến lược được tụi mình xây dựng chiến dịch marketing dựa trên những xu hướng mới của thị trường như Gamification, Shoppertainment, social commerce, live commerce,... mang đến những hiệu quả trong doanh thu và nhận diện cho thương hiệu.

Nếu bạn cần tư vấn thêm, tụi mình luôn ở đây: hello@wearetopgroup.com

Bạn có thể xem thêm các bài viết khác tại:

Gamification trong Digital Marketing: Tương lai của dữ liệu người dùng?

Shoppertainment: Bước tiến mới cho thương mại điện tử 

Social Commerce - Xu hướng mua sắm kết hợp giải trí lên ngôi

Tin liên quan